Điều trị hen suyễn bằng thuốc
Điều trị hen suyễn bằng thuốc
Phòng ngừa hen và kiểm soát hen lâu dài là then chốt trong việc ngừa cơn hen xảy ra. Điều trị bao gồm nhận biết các yếu tố dị nguyên, tránh tiếp xúc với chúng và theo dõi liệu các thuốc hen đang dùng có kiểm soát được hen hay không. Trong trường hợp khi lên một cơn hen suyễn, bạn phải biết sử dụng một ống hít cắt cơn nhanh chóng, ví dụ như salbutamol.
Thuốc hen
Có 3 nhóm thuốc hen chính
- Thuốc phòng hen, dùng lâu dài làm giảm tình trạng viêm đường thở là nguyên nhân gây các triệu chứng hen
- Thuốc cắt cơn hen (thuốc giãn phế quản) làm đường thở nở ra nhanh chóng, có tác động tức thời.
- Thuốc chống dị ứng
Thuốc phòng hen, bao gồm:
- Corticoid hít. Có tác dụng chống viêm bao gồm fluticasone (Flixotide), budesonide (Pulmicort). So với Corticoid uống, Corticoid đường hít ít tác dụng phụ hơn và được dùng lâu dài.
- Biến đổi Leukotriene. Dùng đường uống — bao gồm montelukast (Singulair), giúp giảm triệu chứng hen trong 24 giờ. Tác dụng phụ rất hiếm gặp ở nhóm này là khó ngủ, ảo giác, kích động, trầm cảm.
- Đồng vận bêta tác dụng kéo dài. Dạng thuốc hít, bao gồm salmeterol, formoterol có tác dụng giãn phế quản, hiện nay các dạng thuốc này đều dùng dưới dạng phối hợp với các nhóm thuốc khác.
- Dạng hít phối hợp. gồm có : fluticasone-salmeterol (Seretide), budesonide-formoterol (Symbicort)
- Theophylline. Theophylline , có tác dụng giãn phế quản, không được dùng thường xuyên.
Thuốc cắt cơn hen
Dùng khi cần để làm giảm nhanh, tức thời triệu chứng cơn hen, hoặc dùng trước khi vận động nếu bác sĩ khuyên dùng.
Bao gồm các dạng thuốc sau:
- Đồng vận bêta tác dụng ngắn. Dạng thuốc hít, bao gồm salbutamol(Ventolin) có tác dụng giãn phế quản nhanh trong vòng vài phút.
- Ipratropium (Atrovent). có tác dụng giãn phế quản nhanh làm dễ thở hơn, thuốc này thường dùng trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhưng trong cơn hen bác sĩ vẫn cho dùng.
- Corticoid đường uống hay chích. Bao gồm prednisone và methylprednisolone — làm giảm tình trạng viêm trong hen suyễn nặng. tác dụng phụ của dạng thuốc này rất nhiều và nghiêm trọng, nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và trong các trường hợp hen nặng.
Trong trường hợp lên cơn hen cấp, thuốc cắt cơn phải được ưu tiên dùng, nhưng trong giai đoạn ổn định khi mà các thuốc phòng hen đã có tác dụng, thì thuốc cắt cơn không nên dùng quá thường xuyên.
Nên ghi lại số lượng thuốc dùng mỗi tuần. Khi nhu cầu dùng thuốc cắt cơn vượt quá liều bác sĩ khuyên dùng, nên đi khám lại bác sĩ. Thuốc phòng hen sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy theo bậc hen hiện tại của bạn.
Thuốc chống dị ứng giúp cải thiện hen kích phát hay trở nặng do nguyên nhân dị ứng, được cho bởi các bác sĩ chuyên khoa về hen.
Điều chỉnh điều trị theo bậc nặng của hen
Điều trị hen được linh hoạt, không cứng nhắc, có nghĩa là thay đổi theo triệu chứng hen của bạn, thông qua mỗi lần được đánh giá bởi bác sĩ mỗi khi thăm khám. Bác sĩ có thể điều chỉnh phương cách điều trị hen cho bạn thích hợp. Nếu như hen được kiểm soát tốt, bác sĩ sẽ giảm liều thuốc cho bạn, còn nếu hen không được kiểm soát tốt hoặc trở nặng hơn, bác sĩ sẽ tăng thuốc hen lên và số lần đi khám bác sĩ cũng thường xuyên hơn.
“Bảo bối” ứng phó hen
Bạn sẽ được bác sĩ cung cấp một “bảo bối” giúp bạn một mình ứng phó với bệnh hen. Đó chẳng qua là một cuốn cẩm nang ghi lại những kế hoạch hành động được viết ra giấy cho riêng bạn cách sử dụng các loại thuốc hen cần thiết và cách tăng liều hay giảm liều, dựa trên mức độ triệu chứng hen nặng hay nhẹ. Kèm theo đó là danh sách các yếu tố kích ứng hen và các bước phòng tránh chúng.
Bác sĩ cũng khuyên bạn ghi chép đều đặn trên đó các triệu chứng hen của bạn hoặc các kết quả của lưu lượng đỉnh ký để theo dõi liệu việc điều trị hen của bạn có được kiểm soát hay không?
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
PHÒNG KHÁM VẠN AN
Vạn An clinic
Địa chỉ: 225 Hải Phòng, Q.Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Hotline: 0942 062 825
Email: pkvanandn@gmail.com
Xem thêm