Bệnh hen phế quản ở trẻ em

Bệnh hen suyễn (hay hen phế quản) ở trẻ em là do tình trạng các phế quản bị nhiễm gió độc, gió lạnh xâm phạm vào tạng phế gây nên và khi gặp các yếu tố kích thích, các phế quản này dễ bị co thắt lại.

Bệnh hen phế quản ở trẻ em

 

Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới năm tuổi và thường hay tái phát với các triệu chứng khò khè, khó thở. Bệnh gây ra những hậu quả xấu trước mắt và lâu dài cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh hen ở trẻ

– Thứ nhất là do yếu tố gia đình: Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có cha mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị bệnh hen phế quản rất thấp khoảng 10%, nguy cơ mắc hen phế quản sẽ tăng lên 25% nếu một trong hai người cha hoặc mẹ bị hen phế quản và tăng lên 50% nếu cả cha lẫn mẹ bị hen phế quản.

–Thứ hai là yếu tố cơ địa dị ứng: những đứa trẻ bị chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác… có nguy cơ bị hen phế quản.

– Thứ ba là do thời tiết, môi trường sống (khói, bụi, lông động vật…), vi sinh vật (một số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc), thức ăn ( tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản), và các tác nhân khác như vận động quá sức.

Triệu chứng bệnh hen ở trẻ

Có cảm giác nặng ngực.

Ho dai dẳng, cơn ho kéo dài và nặng hơn về đêm.

Thở khó, thở khò khè.

Trẻ bị nhiễm siêu vi trùng đường hô hấp, khi đó trẻ thường có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…

Yếu tố kích ứng gây cơn hen

Trẻ tiếp xúc với các loại khói bụi, đặc biệt là các loại khói bếp than ở các khu tập thể hiện nay. Các loại khói thuốc lá, thuốc lào, đặc biệt ở các gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà hút thuốc lá, thuốc lào. Các loại bụi, đặc biệt là bụi nhà từ các chăn, nệm, thảm len trải sàn nhà.

Trẻ ăn các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc, hến và các hải sản khác.

Trẻ hay chạy nhảy, chơi đùa nghịch nhiều.

Sau khi uống một số loại thuốc kháng viêm nhóm không steroide như aspirin.

Thay đổi cảm xúc quá mạnh như cười nhiều hoặc khóc nhiều.

Phòng và điều trị bệnh hen ở trẻ em

– Không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông chó, lông mèo.

– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh dùng thảm trong nhà.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm.

– Trong phòng khách hạn chế để hoa, phòng ngủ của trẻ tuyệt đối không để hoa.

– Cho trẻ ăn nhiều các loại rau xanh, cà rốt, có nhiều vitamin tăng đề kháng.

– Hạn chế cho trẻ sử dụng các đồ ăn công nghiệp như nước đóng chai, nước có gas, đồ khô vì có rất nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.

– Chăm sóc, quan tâm, động viên bé

Để điều trị bệnh hen có hai loại thuốc chính có tác dụng khác nhau là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Các dạng thuốc nên sử dụng ở dạng xịt khí dung, sẽ có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các dạng thuốc tiêm hay uống.

Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (tốt nhất ở dạng xịt, khí dung)

Đây là loại thuốc trẻ có thể sử dụng ngay khi bắt đầu có triệu chứng hen. Thuốc sẽ nhanh chóng làm giãn phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn.

Thuốc dự phòng

Thuốc dự phòng có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường thở, giảm sưng và ngăn những kích ứng với tác nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng cần dùng thuốc này. Bác sỹ sẽ có những chỉ định trẻ có cần dùng thuốc dự phòng hay không và nên dùng loại nào tùy thuộc vào triệu chứng hen và lứa tuổi của trẻ.

Bên cạnh việc chữa trị hàng ngày, cha mẹ cần động viên con, tránh bi quan, lo âu ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Cha mẹ hãy hiểu biết về căn bệnh hen ở trẻ em để có những biện pháp phòng và điều trị bệnh phù hợp.

 

Nguyễn Thu Hiền

 (Trích vietnamnet.vn)

 

 

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

PHÒNG KHÁM VẠN AN 

Vạn An clinic

Địa chỉ: 225 Hải Phòng, Q.Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Hotline0942 062 825

Emailpkvanandn@gmail.com 


Tin tức liên quan

Làm gì khi trẻ bị khò khè?
Làm gì khi trẻ bị khò khè?

1904 Lượt xem

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ). Cha mẹ cần chú ý nhận biết và theo dõi diễn biến của trẻ để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Hậu COVID-19 ở trẻ em: Biểu hiện thế nào và khi nào cần đi khám?
Hậu COVID-19 ở trẻ em: Biểu hiện thế nào và khi nào cần đi khám?

565 Lượt xem

Không phải trẻ em hay người lớn nào bị mắc COVID-19 cũng sẽ có các triệu chứng COVID-19 dai dẳng hay còn gọi là hậu COVID-19. Ngược lại, có những trẻ nhiễm COVID -19 không triệu chứng vẫn có thể phát sinh những tình trạng hậu COVID-19. Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám hậu COVID-19?
Những điều cần biết về hậu COVID-19
Những điều cần biết về hậu COVID-19

622 Lượt xem

Hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ. Thậm chí trong thời gian mắc bệnh, họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị hậu COVID-19. Hậu COVID-19 là gì? những biểu hiện; tại sao phải quan tâm; những ai hay gặp hội chứng hậu COVID; và những việc cần làm khi bị hội chứng hậu COVID.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng